Phát triển bởi Hemera Media
Phát triển bởi Hemera Media
Chiết Giang nằm ở vùng chuyển tiếp khí hậu giữa đại lục Âu-Á và vùng Tây Bắc Thái Bình Dương, có khí hậu cận nhiệt đới gió mùa điển hình, bốn mùa rõ rệt. Mùa xuân từ tháng 3 đến tháng 5, mưa nhiều và khí hậu cũng biến đổi lớn; mùa hè từ tháng 6 đến tháng 9, mưa kéo dài và nhiệt độ rất nóng, ẩm; mùa thu có khí hậu ấm áp và khô; mùa đông không kéo dài song nhiệt độ lạnh (nam bộ Ôn Châu có mùa đông ấm). Nhiệt độ trung bình năm là 15°C-18°C, nhiệt độ trung bình tháng 1 (tháng lạnh nhất) là 2°C-8°C và có thể xuống thấp đến -2,2°C đến -17,4°C, nhiệt độ trung bình tháng 7 (tháng nóng nhất) là 27°C-30°C và có thể lên cao đến 33°C-43°C.
Do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Á, nên hướng gió và lượng mưa có sự thay đổi đáng kể giữa mùa hè và mùa đông. Lượng giáng thủy hàng năm là 980–2000 mm, số giờ nắng trung bình năm là 1.710-2.100 giờ. Vào đầu mùa hè có lượng mưa lớn, thường gọi là "Mai vũ quý tiết", mùa mưa gió mùa Đông Á), song tỉnh thường chịu ảnh hưởng của các cơn bão nhiệt đới từ Thái Bình Dương vào cuối hè. Vào mùa hè, gió đông nam chiếm ưu thế, các vùng núi phía đông núi Quát Thương, núi Nhạn Đãng và núi Tứ Minh có lượng mưa lớn, vùng hải đảo và khu vực trung bộ Chiết Giang có lượng mưa thấp hơn tương đối, nhiệt độ ở vùng bồn địa Kim-Cù tại trung bộ của tỉnh rất cao, các vùng xung quanh thấp hơn rõ rệt. Vào mùa đông, hướng gió lại chuyển thành hướng tây bắc, nhiệt độ cao dần từ bắc xuống nam.
Do nằm trên vùng chuyển tiếp giữa vùng có vĩ độ thấp và trung bình, nằm ở ven biển, kết hợp với việc có địa hình nhấp nhô lớn, lại phải chịu ảnh hưởng kép của gió mùa nhiệt đới và khối khí lạnh lục địa, Chiết Giang là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của các cơn bão tại Trung Quốc. Tuy nhiên, tấn suất các thảm họa tự nhiên diễn ra thì nhỏ hơn.
Tỉnh Chiết Giang còn được gọi là “vùng đất lắm cá nhiều gạo”. Người dân nơi đây rất coi trọng bữa cơm cũng như các món ăn của họ. Dưới đây là 11 món ăn của vùng Chiết Giang được liệt vào danh sách top các món ngon nhất:
Chiết Giang là tỉnh duyên hải đông nam Trung Quốc, ở phía nam của đồng bằng châu thổ Trường Giang, phía bắc liền kề với Thượng Hải và tỉnh Giang Tây, phía tây giáp với tỉnh An Huy và tỉnh Giang Tây, phía nam giáp với tỉnh Phúc Kiến, phía đông giáp với biển Hoa Đông. Đại bộ phận đường bờ biển của Chiết Giang khúc khuỷu, có nhiều vịnh biển và đảo. Diện tích đất liền của Chiết Giang chiếm 1,02% diện tích toàn quốc, là một trong các tỉnh có diện tích nhỏ nhất Trung Quốc. Địa hình của Chiết Giang phức tạp, có thuyết nói là "thất sơn nhất thủy lưỡng phần điền", trong thực tế đồi núi chiếm 70,4% tổng diện tích của Giang Tây, đồng bằng và bồn địa chiếm 23,2%. Đỉnh Hoàng Mao Tiêm tại Long Tuyền, Lệ Thủy là đỉnh cao nhất tại tỉnh Chiết Giang. Lưu vực sông lớn nhất chảy trên địa bàn tỉnh là sông Tiền Đường, song dòng chảy lại nhiều uốn khúc, nên còn gọi là Chi Giang [sông hình chữ chi (之)], ngoài ra sông Tiền Đường cũng được gọi là Chiết Giang và là nguồn gốc của tên tỉnh. Tỉnh lị Hàng Châu chỉ cách Thương Hải hơn 130 km đường cao tốc. Các phương tiện truyền thông thường ám chỉ thủy triều ở sông Tiền Đường giống người Chiết Giang có "tinh thần chiến đấu cùng với tất cả sức mạnh" .
Đồng bằng tại Chiết Giang đa phần nằm ở hạ du các con sông lớn. Ở bắc bộ Chiết Giang là đồng bằng Hàng-Gia-Hồ, là một bộ phận của đồng bằng châu thổ Trường Giang với địa thế rất thấp, bằng phẳng, mạng lưới sông ngòi dày đặc, có kênh Đại Vận Hà đi qua. Ngoài ra, tại vùng ven biển và ven sông trên địa bàn tỉnh có không ít các đồng bằng và bồn địa nhỏ, chủ yếu là có hình dạng dài và hẹp. Đồng bằng Ninh-Thiệu nằm ở duyên hải phía đông Chiết Giang, do phù sa của các sông Tiền Đường, sông Phổ Dương ,sông Tào Nga và sông Dũng bồi đắp nên. Ở hạ du sông Linh là đồng bằng Ôn-Hoàng, nằm trên địa phận các khu thị của Thai Châu. Ở phía hạ du sông Âu và sông Phi Vân là đồng bằng Ôn-Thụy, thuộc địa phận các khu thị của Ôn Châu. Ở tả ngạn hạ du sông Ngao thuộc huyện Bình Dương là đồng bằng Tiểu Nam, ở phía hữu ngạn thuộc huyện Thương Nam là đồng bằng Giang Nam. Các vùng đồng bằng này đều có đất đai phì nhiêu, sông sâu, sản lượng ngũ cốc dồi dào. Bồn địa Kim-Cù trải dài dọc theo sông Cù, sông Lan, sông Tân An, sông Kim Hoa trên địa phận Kim Hoa và Cù Châu, là bồn địa lớn nhất tỉnh Chiết Giang. Ngoài ra, tại Chiết Giang, còn có bồn địa Chư-Kỵ, bồn địa Tân-Thặng, bồn địa Thiên-Thai và bồn địa Cổ Tùng.
Phổ Đà Sơn là một trong bốn ngọn núi Phật giáo có tính thiêng liêng nhất ở Trung Quốc (3 ngọn núi còn lại là núi Nga Mi, núi Ngũ Đài Sơn và núi Cửu Hoa Sơn). Khung cảnh trên núi Phổ Đà Sơn mang trong mình một vẻ đẹp sông núi đậm chất thơ. Khi đã đứng trên đỉnh Phổ Đà Sơn, du khách có thể phóng hết tầm mắt ra xa để quan sát thấy vùng biển Đông xanh thăm thẳm cũng như khu rừng cây cổ thụ đã hàng ngàn năm tuổi. Ngoài ra, du khách sẽ thấy có khá nhiều ngôi chùa Phật giáo nằm ven trên sườn đồi.
Nằm ở thành phố Ôn Châu, phía Đông Nam của tỉnh Chiết Giang, núi Nhạn Đãng là một trong 10 ngọn núi đẹp nhất ở Trung Quốc. Nổi tiếng với đỉnh núi hùng vĩ, thác nước và hang động tuyệt đẹp, nơi đây đã được UNESCO công nhận là Công viên địa chất vào năm 2005. Ngọn núi này được hình thành từ cách đây 120.000.000 năm từ thời kỳ Phấn Trắng. Hơn 20.000 năm trước núi lửa Nhạn Đãng đã trải qua rất nhiều lần phun trào và đây cũng chính là nguyên nhân làm nên địa hình hiện tại của nó. Trải dài trên một diện tích 450 km2, ngọn núi này có đến hơn 500 điểm du lịch, nằm rải rác trên 8 khu vực danh lam thắng cảnh lớn của nó. Toàn cảnh chủ yếu bao gồm các đỉnh núi, thác nước, hang động và các vách đá dựng đứng.
Sông Tiền Đường là con sông lớn nhất của tỉnh Chiết Giang với chiều dài hơn 688 km. Nơi đây nổi tiếng với cảnh quan ngoạn mục lúc thủy triều lên và nhiều người cho rằng chỉ có thủy triều ở sông Amazon mới có thể so sánh với nó. Thủy triều tại đây thường xuất hiện vào ngày thứ 18 của tháng âm lịch. Tại thời điểm này mực nước sẽ dâng cao đến 9 m và có tốc độ lên đến 40 km mỗi giờ. Người ta có thể nghe thấy rất rõ tiếng gầm thét của dòng chảy cuồn cuộn trên con sông và thường ví nó với tiếng sấm. Mỗi năm, có đến hàng triệu người đổ về xem hiện tượng được tạo ra bởi thiên nhiên này.
Là một địa điểm ở phía Tây của thành phố Hàng Châu thuộc tỉnh Chiết Giang, Tây Hồ là một hồ nước ngọt nổi tiếng nhờ vào khung cảnh thiên nhiên vốn có tuyệt vời. Vẻ đẹp tuyệt vời của hồ nước này đã được công nhận như là “thiên đường nơi hạ giới”. Vì thế thật không có gì bất ngờ khi Tây Hồ chính là một trong 6 danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Chiết Giang. Được bao quanh bởi các ngọn đồi và các ngôi đền cổ, hồ lớn này có diện tích gần 6 km2 và được chia thành 5 hồ nhỏ: Ngoại Tây Hồ, Lí Tây Hồ, Hậu Tây Hồ, Tiểu Nam Hồ và Nhạc Hồ.
Ở cuối phía Bắc của Su Causeway, ngôi đền cổ lộng lẫy này được xây dựng vào năm 1221 để tôn vinh Tôn Nhạc Phi rất được kính trọng danh tướng chống quân Kim thời Nam Tống. Mặc dù đã thành công trong việc đẩy lùi một số cuộc tấn công của quân Kim, nhưng ông bị cáo buộc tội phản bội và cùng với con trai ông bị treo cổ năm 1142. Sau đó, ông được chôn cất tại khu đền được xây dựng dưới tên của ông.
Ngôi chùa Linh Ẩn là nơi thờ Phật giáo lâu đời bật nhất ở Hàng Châu, thủ phủ của tỉnh Chiết Giang. Ngôi chùa được xây dựng vào năm 328 và đã trải qua một lịch sử kéo dài hơn 1.700 năm. Chùa được che phủ bởi những ngọn đồi nên không khí nơi luôn trong lành và mang vẻ yên tĩnh, tôn nghiêm và tách biệt. Đây cũng còn là một trong các ngôi chùa Phật giáo được du khách đến thăm viếng và lễ phật nhiều nhất Trung Quốc.
Chỉ cách Hàng Châu khoảng 8 km về phía Bắc của sông Tiền Đường, chùa cao 60 m tinh tế của 6 bộ hài hòa rất đáng để du khách chiêm ngưỡng. Bắt đầu từ năm 970 trước Công nguyên, ngôi đền này được cho là có độ cao 150 m và được dùng làm ngọn hải đăng, cấu trúc hiện nay được xây dựng vào năm 1899 với lõi gạch cổ nguyên thủy được giữ lại và che phủ bằng vỏ bọc bằng gỗ. Khi trèo lên đỉnh tòa tháp, có thể tiếp cận qua cầu thang,du khách sẽ có tầm nhìn tuyệt vời ra sông Tiền Đường và ngắm nhìn cây cầu đường bộ dài 1.322 m được xây dựng vào năm 1937.