Quản lý trung tâm luyện thi đại học (LTĐH) này cho biết trung tâm tồn tại cho đến nay có thể xem là “thần kỳ”, số lượng học viên hiện tuy ít nhưng cũng hơn so với năm ngoái. Thời điểm dịch
Quản lý trung tâm luyện thi đại học (LTĐH) này cho biết trung tâm tồn tại cho đến nay có thể xem là “thần kỳ”, số lượng học viên hiện tuy ít nhưng cũng hơn so với năm ngoái. Thời điểm dịch
“Ăn theo” kỳ thi ĐGNL của ĐHQG TP.HCM, hiện nay cũng có nhiều webiste, phần mềm điện thoại thiết kế các khóa học để HS tham gia ôn thi. Chẳng hạn, trên mạng có hẳn một website có tên Ôn thi ĐGNL giới thiệu khóa học. Một khóa học có giá 599.000 đồng với tổng thời lượng giảng hơn 61 giờ trên mạng gồm 16 chủ đề với nhiều bài học liên quan. Người phụ trách giới thiệu nội dung khóa học bao gồm: kiến thức căn bản môn toán, lý, hóa, sinh, tiếng Anh phục vụ cho kỳ thi ĐGNL ĐHQG TP.HCM; Thảo luận những vấn đề quan trọng trong phần ngôn ngữ tiếng Việt, tư duy logic, xử lý số liệu phục vụ cho kỳ thi; Bài giải chi tiết và mở rộng những phần kiến thức liên quan của đề mẫu và đề thi chính thức kỳ thi ĐGNL.
Tuy nhiên, người phụ trách cũng lưu ý rằng ĐGNL là kỳ thi không có giới hạn về kiến thức nên kết quả cuối cùng phụ thuộc rất nhiều yếu tố như kiến thức nền tảng, tư chất,
, tâm lý, nỗ lực và quyết tâm của các em. Khóa học chỉ hỗ trợ phần nào để giúp HS cải thiện kết quả…
Trao đổi với chúng tôi, phụ trách Trung tâm LTĐH QSC-45 cũng cho biết hiện nơi này vẫn duy trì các lớp LTĐH dù lượng học viên không dồi dào bằng những năm trước. Các thầy cô cố gắng bám trụ duy trì trung tâm vì yêu nghề, yêu công việc đã làm mười mấy năm qua.
“Để duy trì sự hoạt động của trung tâm, đồng thời cũng là để các em có được kết quả tốt hơn, trung tâm thường xuyên tổ chức kiểm tra thi thử, giúp các em rèn luyện kỹ năng và kịp thời củng cố kiến thức. Bên cạnh đó, công tác
, chọn trường cho học viên cũng được chú trọng, giúp các em có được sự lựa chọn chính xác phù hợp với khả năng và sở nguyện của bản thân. Vì gắn bó với nghề này quá lâu, chúng tôi sẽ luôn cố gắng duy trì trung tâm, mặc dù năm ngoái, khi dịch Covid-19 bùng phát, gần như trung tâm phải đóng cửa gần cả năm”, phụ trách trung tâm chia sẻ.
Thầy giáo Đỗ Đức Anh, giáo viên môn văn Trường THPT Bùi Thị Xuân (TP.HCM), người có kinh nghiệm luyện thi nhiều năm nay, cho biết các trung tâm LTĐH ít học viên là xu hướng tất yếu vì HS hiện nay chủ yếu luyện thi theo tên tuổi của giáo viên. Ở các trung tâm LTĐH có tiếng ngày xưa chủ yếu là thầy cô đã lớn tuổi, ít được HS hiện nay biết đến. HS cũng không đến một trung tâm nào cụ thể nữa mà có thể mỗi môn học với một thầy cô đang dạy tại một trung tâm khác nhau. Hoặc có môn, nếu thầy cô có ôn luyện tại nhà thì HS cũng tìm đến. Tuy nhiên, cũng theo thầy Đỗ Đức Anh, với đề thi và cách thi hiện nay, việc luyện thi cũng chủ yếu nằm ở các môn học chính.
Trung tâm không có điều kiện ra đề luyện thi đánh giá năng lực
Nhóm biên soạn đề thi ĐGNL thiết kế theo mục tiêu là không thể luyện thi được. Có rất nhiều chuyên gia tham gia xây dựng đề thi và qua rất nhiều vòng. Các trung tâm LTĐH thường ra đề thi thử ĐGNL nhưng vì không có nhiều chuyên gia nên sẽ không thể xây dựng đề thi đúng như kỳ thi được.
Tiến sĩ Trịnh Thanh Đèo (Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng văn hóa,Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM)
Xu hướng thi trường nào luyện thi trường đó
Xu hướng các trường ĐH tổ chức các kỳ thi ĐGNL riêng đang ngày càng tăng. Vì vậy, nếu các trường ĐH này mở các lớp luyện thi ĐGNL cho những HS có ý định đăng ký vào học trường mình thì HS sẽ không theo học các thầy cô bên ngoài nữa. Như thế sẽ quay lại thời điểm mười mấy năm trước đây, khi các trường ĐH tự tổ chức thi và cũng mở các lớp LTĐH ngay tại trường mình.
Đỗ Đức Anh (Giáo viên Trường THPT Bùi Thị Xuân, TP.HCM)
“Hiện nay có một xu hướng mới là luyện
(ĐGNL). Tôi có 2 dạng lớp dạy là luyện thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển ĐH và luyện thi ĐGNL. Nhưng đề thi ĐGNL của ĐHQG TP.HCM hiện nay rất rộng, khó có thể ôn luyện theo kiến thức có sẵn nên gọi là luyện thi cũng không hẳn. Chủ yếu là dùng đề minh họa của kỳ thi này để hướng dẫn các em làm cho quen dạng đề thi, củng cố kiến thức cho các em theo kiểu đề thi này. Vì vậy, thời gian các lớp này ít hơn rất nhiều so với lớp luyện thi tốt nghiệp THPT. Số lượng HS đăng ký các lớp này cũng chưa có nhiều”, thầy Đỗ Đức Anh chia sẻ.
Đóng vai một phụ huynh có cháu thi ĐGNL đợt 1 vừa qua tại ĐHQG TP.HCM được hơn 700 điểm và muốn luyện thi để nâng cao kết quả trong kỳ thi đợt 2 này, chúng tôi gọi điện thoại đến một trung tâm luyện thi ở Q.Gò Vấp (TP.HCM). Nơi này quảng bá có các lớp luyện thi: ĐGNL, tốt nghiệp THPT, lớp 9 vào lớp 10… Tuy nhiên, người quản lý trung tâm ở đây tư vấn rất cặn kẽ cho rằng gọi là luyện thi ĐGNL cũng chưa hẳn chính xác. Thực chất HS muốn học luyện thi ĐGNL cũng cần có tố chất và tích lũy kiến thức từ trước. Trung tâm chia làm 2 phần ôn tập để HS làm quen là toán và tư duy logic. Còn các môn khác, chủ yếu để HS làm quen dạng đề thi và khơi lại kiến thức cho các em.
“Thường ở đợt thi ĐGNL lần 2, HS có điểm thi cao hơn đợt 1 ít nhất 100 điểm vì đã quen với dạng đề thi, chuẩn bị tâm lý hơn đợt 1 và có kinh nghiệm. Nhiều HS đi thi đợt 1 còn chưa biết đề thi là gì, chưa biết cách tự ôn tập, chưa biết cách khơi dậy kiến thức chứ chưa hẳn điểm thấp là do học kém. Luyện thi ĐGNL là hướng dẫn HS như vậy”, người quản lý cho biết.
Biệt thự 150 tỷ như phủ vua chúa giờ tan hoang
Biệt thự của ông Ngô Văn Quang – Giám đốc Công ty TNHH Phước Minh (huyện Phước Sơn, Quảng Nam, chuyên khai thác vàng) nằm ở chân núi Hải Vân (tổ 1, P.Hòa Hiệp Bắc, Q.Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng). Biệt thự ở địa thế khá đẹp, cách lối rẽ từ đường đèo Hải Vân ở trụ sở Hạt Kiểm lâm quận Liên Chiểu đi vào khoảng 400m.
Khu nhà đã tháo dỡ tại biệt thự của ông Ngô Văn Quang.
Biệt thự được bao quanh bằng tường rào bê tông kiên cố, bên trong là không gian mênh mông, nhiều công trình, hạng mục. Biệt thự rộng hơn 1.400m2 với nhiều công trình kiên cố, cầu kỳ nằm trong khu đất rộng khoảng 5ha. Ông Quang cho xây dựng trong 5 năm, mua sắm các vật dụng… và chi phí khoảng 150 tỷ đồng.
Trước đây, biệt thự là quần thể kiến trúc như phủ vua chúa với hàng chục ngôi nhà rường và nhà bê tông, tượng gỗ lớn khắc họa rất tinh xảo bày biện khắp nơi; có ao cá rộng và nhà rường bao quanh, nhiều cây cảnh; nhiều hoạt cảnh rất công phu gắn với nhiều câu chuyện cổ tích.
Ngày 22-10, PV gặp ông Hảo – bảo vệ xin ý kiến gia chủ và được đồng ý cho PV vào tham quan. Biệt thự giờ tan hoang, xuống cấp do không được trùng tu, chăm sóc kỹ. Nguyên nhân chính là do nhiều công trình xây dựng trái phép nên đã bị cưỡng chế. Việc tháo dỡ cơ bản xong từ năm 2016.
Những năm qua, ông Quang tìm khu đất để đưa các hạng mục tháo dỡ về cất giữ; số còn lại thì để trong các nhà kho và ngoài trời.
Vật liệu tháo dỡ xong để tạm bợ tại biệt thự của ông Ngô Văn Quang.
Qua điện thoại, ông Quang nói: “Nhiều hạng mục với vật liệu đắt tiền nên cần có thời gian để tháo dỡ, di chuyển. Tuy nhiên chúng tôi đã chấp hành và tháo dỡ gần toàn bộ, chỉ xin giữ lại 2 căn nhà để làm kho cất vật liệu, nơi công nhân ở chăm sóc vườn, cây. Tháo xong để ngoài trời nên hư hỏng nhiều, giờ tận dụng được cái nào làm nhà thì tận dụng”.
Khu biệt thự nằm trên khu đất do thiếu tướng Phan Như Thạch - nguyên Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam chuyển nhượng cho ông Quang năm 2009. Trước đó, tướng Thạch mua lại của 2 người dân 3ha để làm vườn. Tướng Thạch cho biết: “Khi chuyển nhượng lại cho anh Quang thì đất chỉ có sỏi đá, cây nhỏ, bụi rậm, có một lán trại ở trông coi. Sau khi nhận thì anh Quang xây dựng, có mua thêm đất của người dân xung quanh”.
Giải pháp đường cùng, chưa thấu tình đạt lý
Cách đó gần 1km là khu biệt phủ của tướng Thạch nằm bên đường đi lên khu du lịch Suối Lương. Tường rào kiên cố phủ rêu, cổng chính là cổng sắt đóng im lìm. Nhìn vào trong thấy dấu tích nhà bê tông, nhà rường đã được tháo dỡ, đập phá, các công trình khác cũng tan hoang. Cây cối, vườn tược xao xác, rác đầy do không được thu gom.
Gia đình ông Thạch không sống ở đây và cũng không xây dựng, sửa chữa gì trong 3 năm qua. Khi có yêu cầu, ông Thạch đã nghiêm túc chấp hành tháo dỡ vào tháng 3-2015. Từ đó đến nay biệt phủ bỏ hoang, con trai ông Thạch nhờ một người ở Quảng Nam đến trông coi.
Cổng vào khu biệt thự của thiếu tướng Phan Như Thạch đã đóng nhiều năm, chỉ có 1 người trông coi.
Thiếu tướng Phan Như Thạch cho biết: “Gia đình tôi đã sớm tháo dỡ công trình, không thắc mắc gì. Việc mình sai mình chịu và chấp nhận quy định. Sau khi mua đất, tôi xây dựng nhà vườn để ở khi tôi về hưu (tháng 9-2014), để dưỡng già, chăm sóc cây cảnh chứ không kinh doanh gì. Xung quanh cũng có gần 40 hộ dân sinh sống và kinh doanh, đều không có sổ đỏ. Đó là vấn đề lịch sử và có thể chấp nhận được. Còn thiếu tướng mà xây nhà rộng lớn thì chắc chắc cũng khó coi.
Sau khi buộc yêu cầu tháo dỡ, gia đình xin giữ lại và cam kết nếu nhà nước thực hiện dự án hoặc dùng cho quốc phòng thì sẽ tự nguyện tháo dỡ, không yêu cầu bồi thường; có thể chuyển đổi công năng công trình nếu như nhà nước thu hồi, trưng dụng...
Tháo dỡ xong thì vẫn không làm gì, tài sản lớn mất đi thật lãng phí. Tài sản cá nhân cũng là của nhà nước, nếu để lại thì cũng có ích cho xã hội. Bản thân tôi nhận lỗi nhưng quyết định cưỡng chế có phần cứng nhắc, chưa thấu tình đạt lý. Bây giờ khu đất cứ để hoang đó, khi nào nhà nước có chủ trương thì mình nộp hồ sơ để thực hiện tiếp”.
Khu biệt thự của thiếu tướng Phan Như Thạch giờ tan hoang.
Sau khi xảy ra sự việc, tướng Thạch đã báo cáo, gửi tường trình đến Bộ Công an quản lý ông và Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam nơi ông làm Tỉnh ủy viên nhưng không có kết quả, không có đoàn về kiểm tra. “Nếu như đúng sai phạm thì phải kỷ luật để giữ uy tín cho cá nhân và tổ chức; nếu báo chí đưa tin chưa đủ thì tổ chức họp báo đủ để cung cấp đầy đủ thông tin”, tướng Thạch bày tỏ.
Trên thực tế, xung quanh 2 biệt thự có gần 40 nhà dân sinh sống lâu đời, xây dựng không có giấy phép; có cả trụ sở của Hạt Kiểm lâm quận Liên Chiểu và đại diện chính quyền, các ban ngành nhưng các công trình biệt thự vẫn được xây dựng trái phép. Lỗi và trách nhiệm là ở các gia chủ nhưng lớn hơn là sự buông lỏng quản lý, giám sát của chính quyền, cơ quan chức năng.
Việc xây dựng trái phép diễn ra trong thời gian dài, nằm ở khu vực quan trọng về quốc phòng, kinh tế nhưng việc phát hiện, ngăn chặn quá chậm hoặc không triệt để. Khi các công trình đã hoàn thành, buộc phải tháo dỡ là đúng quy định pháp luật nhưng gia chủ thiệt hại lớn và thấy được lỗ hổng trách nhiệm của chính quyền, cơ quan chức năng.
Cổng chính biệt thự của ông Ngô Văn Quang vốn kiên cố, hoành tráng được thay tạm bằng cổng thép, hở.
Chiều 22-10, ông Nguyễn Hữu Thiết - Phó Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu khẳng định: “Biệt thự của tướng Thạch tháo dỡ hết, của ông Quang thì trước đây có làm đơn xin cứu xét xin được giữ lại nhà kho cấp 4 rộng 240m2 lợp tôn để cất vật liệu, đồ đạc và công nhân ở chăm sóc cây cảnh, vườn tược, ao cá, bảo vệ đất. Điều này được lãnh đạo và cơ quan chức năng của thành phố đồng ý. Đây cũng là điều hợp lý. 3 năm qua, không hề có việc xây dựng trở lại ở các biệt thự này”.
Ông Thiết nói thêm, hiện 2 biệt thự thuộc loại đất khác, không còn là đất rừng đặc dụng (từ năm 2015). Tất nhiên việc xây dựng trái phép diễn ra từ trước đó. Mọi vấn đề về cấp sổ đỏ phải chờ chính quyền địa phương và cơ quan chức năng xem xét, giải quyết về sau.