Phật Thích Ca Có Phải Phật Tổ Không

Phật Thích Ca Có Phải Phật Tổ Không

Đối với Phật giáo, ngày lễ lớn nhất chính là lễ Phật Đản, một sự kiện quen thuộc với người Việt gắn liền với ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đản sanh.

Đối với Phật giáo, ngày lễ lớn nhất chính là lễ Phật Đản, một sự kiện quen thuộc với người Việt gắn liền với ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đản sanh.

VI.  Những điều cần lưu ý khi lập bàn thờ Phật Thích Ca tại gia

Những lưu ý quan trọng khi lập bàn thờ Phật Thích Ca

II. Hình dáng tượng Phật Thích Ca

Hình dáng đặc trưng thường thấy của tượng Phật Thích Ca Mâu Ni

Hình dáng của tượng Phật Thích Ca rất đặc trưng và dễ nhận diện. Ngài mặc áo cà sa hoặc áo choàng qua cổ, không có chữ “Vạn” nếu áo hở ngực, phần tóc được búi to hoặc có các cụm xoắn ốc. Ngài tọa vì trên tòa sen, trên đầu có nhục kế, mắt mở ba phần tư.

Hai tay của Phật Thích Ca xếp ngay ngắn ở giữa hai đùi, hai bàn tay bắt ấn thiền, ấn chuyển pháp luân hoặc ấn kim cương hiệp chưởng… Ngoài ra, một số bức tượng Phật Thích Ca sẽ có phần tay cầm chiếc bát màu đen hoặc xanh đen.

IV. Hướng dẫn cách thỉnh tượng Phật Thích Ca Mâu Ni về nhà

Thỉnh tượng Phật Thích Ca về nhà một cách cẩn thận, trang trọng để tránh làm mạo phạm đến thần linh

Thỉnh tượng Phật về nhà để thờ cúng không phải là việc làm tùy tiện, ngẫu hứng mà cần xuất phát từ tấm lòng chân thành và sự kính trọng của gia chủ. Do đó, khi thỉnh tượng Phật Thích Ca, bạn cần phải chú trọng đến từng chi tiết, không để làm mất sự thành kính đối với Phật giáo.

Khi thỉnh tượng Phật Thích Ca, bạn nên để các sư thầy tụng kinh, làm lễ khai quang điểm nhãn tại Chùa và chọn ngày tốt để thỉnh tượng Phật lên bàn thờ. Bên cạnh đó, bạn nên ăn chay vào ngày thực hiện nghi lễ cũng như phải đặt bàn thờ Phật ở nơi cao, trang nghiêm và yên tĩnh nhất trong nhà.

Con đường tìm đến chính đạo và tu luyện của Đức Phật Thích Ca

Thái tử Tất Đạt Đa vốn là người trầm tư, nhân hậu, có lòng vị tha. Người thường một mình tìm đến những nơi yên tĩnh để thiền định. Bên cạnh đó, với vốn thông minh trời ban, năm 13 tuổi đã tinh thông học vấn xuất chúng.

Cuộc sống bình yên và hạnh phúc bên gia đình cứ như thế trôi đi. Cho đến một ngày, khi đi ngang qua bốn cửa thành, thái tử nhìn thấy bốn bức tranh khác nhau về cuộc sống, đó là: người già, người bệnh tật, xác chết và tu sĩ.

Người nhận ra rằng, ai sinh ra rồi cũng già yếu, bệnh tật rồi lìa cõi trần gian. Hình ảnh siêu thoát của vị tu sĩ khiến Người vô cùng trân trọng. Cuối cùng, thái tử quyết định đi theo con đường tu hành, tìm đến chánh đạo vào năm 29 tuổi.

Ban đầu, Phật Thích Ca chọn đi theo con đường khổ hạnh mới đưa đến đắc đạo. Tuy nhiên sau 6 năm tu khổ hạnh, cơ thể Người suy nhược, có lúc cận kề cái chết. Người quyết định bỏ con đường khổ hạnh và tìm phương pháp khác.

Chợt nhớ ngày thơ ấu ngồi thiền dưới gốc cây mận, càng nghĩ càng thấy phương pháp này tâm sáng, đầu óc minh mẫn. Sau 49 ngày thiền định, tâm trí người khai quang phấn chấn.

Phật Thích Ca thiền định và tâm trí được khai quang

Sau khi tắm rửa ở sông Nairanjana, người xếp cỏ thành tọa cụ và bồ đoàn. Ngồi kiết già, lưng thẳng đứng hướng về phía gốc cây bồ đề, mặt hơi cúi xuống nhìn về hướng đông, phía bờ sông Nairanjana.

Sau khi tu tập gian khổ, cuối cùng Thái tử Tất Đạt Đa đã đạt được Diệt-Thọ-Tưởng định (trạng thái thiền định cao nhất) và tỏa ra uy năng phi thường.

Thái tử chính thức biết mình là Phật, là một bậc Giác ngộ, và biết rằng mình sẽ không còn tái sinh một lần nào nữa. Sau đó, có một vị Phạm Thiên là Sahampati đã cung thỉnh đức Phật Tất Đạt Đa Cồ Đàm hoằng dương chánh pháp.

Với lòng thương yêu chúng sinh, Phật Tổ quyết định chuyển Pháp Luân, dựa vào căn cơ của chúng sinh để thuyết Pháp cứu độ. Từ đó Tất Đạt Đa có danh hiệu Thích Ca Mâu Ni.

Đến năm 80 tuổi, Phật Thích Ca Mâu Ni quyết định nhập cõi Niết bàn vì Người biết việc giáo hóa chúng sinh đã viên mãn và chọn vườn cây Sala ở Kusinara làm nơi yên nghỉ với gương mặt thư thái, nằm nghiêng, chân phải đặt lên chân trái.

Phật Thích Ca nhập cõi Niết bàn sau khi giáo hoá chúng sinh viên mãn

VII. Mua tượng Phật Thích Ca uy tín tại Vật Phẩm Phật Giáo

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều cơ sở cung cấp, kinh doanh các loại tượng Phật Thích Ca với đa dạng các mẫu mã, chất liệu cũng như chất lượng khác nhau. Do đó, để mua được tượng Phật Thích Ca với chất lượng tốt nhất đi kèm với đó là giá cả phải chăng, bạn có thể tham khảo các sản phẩm tại Vật phẩm Phật giáo.

Vật phẩm Phật giáo là đơn vị uy tín chuyên cung cấp các ấn phẩm Phật giáo với mức giá, chất lượng tốt nhất, trong đó có tượng Phật. Các sản phẩm tại đây đều được thực hiện bởi các nghệ nhân lâu năm, tay nghề cao, do đó đảm bảo được sự tinh tế, tính thẩm mỹ cũng như mang đến những bức tượng chân thực, sắc nét nhất, tạo sự hài lòng cho khách hàng.

Để tham khảo chi tiết hơn về các sản phẩm tượng Phật cũng như các sản phẩm nội thất, thờ cúng khác, khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với Vật phẩm Phật giáo thông qua hotline 08.6767.1366 hoặc truy cập vào website vatphamphatgiao.com để lựa chọn sản phẩm phù hợp, ưng ý nhất.

“Từ đây thẳng về phương Tây, trải qua mười muôn ức cõi Phật, có thế giới tên là Cực Lạc. Cõi ấy có đức Phật hiệu là A Di Đà, hiện nay đương thuyết pháp. -- Tại sao cõi kia gọi là Cực Lạc? Vì chúng sanh ở cõi ấy không có các sự khổ, chỉ hưởng những điều vui, nên gọi là Cực Lạc. --

Đức Phật ấy vì sao hiệu là A Di Đà? Bởi ánh sáng của đức Phật này không lường, soi khắp mười phương quốc độ, không chỗ nào chướng ngại, nên hiệu là A Di Đà. Lại nữa, đức Phật kia cùng với nhân dân của ngài sống lâu đến không lường, không ngằn A Tăng Kỳ kiếp, nên gọi là A Di Đà. -- Chúng sanh, sanh về cõi Cực Lạc, đều là bậc A bệ bạt trí, trong ấy hàng nhứt sanh bổ xứ rất nhiều, không thể dùng toán số tính biết được, chỉ có thể dùng số vô lượng vô biên A tăng kỳ để nói mà thôi. -- Chúng sanh nào nghe kinh này, nên phát nguyện sanh về nước kia.--Tại sao thế? Vì được cùng các bậc người thượng thiện ở chung một chỗ.

* Nếu có người thiện nam thiện nữ nào nghe nói đến Phật A Di Đà, giữ niệm danh hiệu, hoặc một ngày, hai ngày, ba ngày cho đến bảy ngày, một lòng không loạn, khi người ấy mạng chung, Phật A Di Đà cùng các Thánh Chúng hiện ở trước. Bấy giờ kẻ ấy lòng không điên đảo, liền được sanh về cõi Cực Lạc.

* Chúng sanh các ngươi! Nên tin kinh “Xưng Tán Bất Khả Tư Nghì Công Đức, Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm” này.

Hành giả ngồi ngay thẳng, chuyên tâm tưởng đức Phật A Di Đà, tướng đẹp như thế, oai nghi như thế, đại chúng như thế, thuyết pháp như thế, tưởng niệm như vậy, tâm tâm nối nhau, thứ lớp không loạn, sẽ thấy được Đức Phật kia. Ví như trong đời có người nam hay nữ đi xa ở xứ khác, trong giấc mơ thấy nhà cửa của mình. Lúc bấy giờ thật ra người ấy chẳng biết là đêm hay ngày, là ngoài hay trong, tường vách núi đá không thể che ngăn, cho đến sự tối tăm mù mịt không làm chướng ngại. Hành giả mỗi niệm cứ huân tu như thế, lâu ngày sự quán tưởng sẽ sáng suốt lanh lẹ, kết qủa thấy được đức Phật Di Đà.

-- Muốn sanh về Cực Lạc, phải tu ba thứ phước:

1) Hiễu dưỡng cha mẹ, phụng thờ Sư trưởng, tâm từ bi không giết hại, tu mười nghiệp lành.

2) Thọ trì tam quy, giữ trọn các giới, đừng phạm oai nghi.

3) Phát lòng bồ đề, tin sâu lý nhân qủa, đọc tụng kinh Đại thừa, khuyến tấn người tu hành. Ba điều trên đây gọi là tịnh nghiệp.

-- Bấy giờ Di Lặc Bồ Tát bạch Phật rằng: “Bạch đức thế Tôn! Như Thế Tôn đã nói những công đức lợi ích của Phật A Di Đà và thế giới Cực Lạc. Lại bảo: Nếu có chúng sanh nào phát mười thứ tâm, một lòng chuyên niệm hướng về Phật A Di Đà, khi người ấy mạng chung sẽ được sanh về thế giới của đức Phật kia. Bạch đức Thế Tôn! Thế nào là phát mười thứ tâm, và do tâm này sanh về Cực Lạc?” -- Phật bảo: “Này Di Lặc! Mười thứ tâm ấy không phải hạng người phàm phu, bất thiện có thể phát được. Những gì là mười tâm:

Đối với chúng sanh khởi lòng đại từ không làm tổn hại.

Đối với chúng sanh khởi lòng đại bi không làm bức não.

Với chánh pháp của Phật khởi lòng hộ trì không tiếc thân mạng.

Với tất cả pháp lành sanh lòng thắng nhẫn, không chấp trước.

Tâm an vui trong sạch, tôn trọng, không tham lợi dưỡng, sự cung kính.

Tâm cầu chứng trí của Phật, trong tất cả thời không xao lãng.

Đối với tất cả chúng sanh hằng tôn trọng cung kính, không khinh rẻ là hèn thấp.

Không say đắm theo thế luận, đối với phần bồ đề sanh lòng quyết định.

Tâm thanh tịnh tu các căn lành, không hề tạp nhiễm.

Đối với các đức Như Lai, xả lìa các tướng, lòng tùy niệm.

Di Lặc! Đó là mười thứ phát tâm của Bồ Tát, do tâm nào sẽ được sanh về cõi Cực Lạc của Phật A Di Đà. Di Lặc! Nếu có người nào trong mười tâm này, tùy ý thành tựu được một tâm, ưa thích muốn về Cực Lạc, quyết không lẽ nào không được vãng sanh.