Phương Thức Xét Tuyển Đại Học 2023 Đại Học Sư Phạm Tphcm

Phương Thức Xét Tuyển Đại Học 2023 Đại Học Sư Phạm Tphcm

Thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực tại Trường đại học Sư phạm TP.HCM. Năm 2025, việc sử dụng kết quả kỳ thi này trở thành phương thức tuyển sinh chủ đạo của nhà trường - Ảnh: XUÂN HUY

Thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực tại Trường đại học Sư phạm TP.HCM. Năm 2025, việc sử dụng kết quả kỳ thi này trở thành phương thức tuyển sinh chủ đạo của nhà trường - Ảnh: XUÂN HUY

Phương thức xét tuyển và tỉ lệ chỉ tiêu các phương thức dự kiến

Năm 2025, Trường đại học Sư phạm TP.HCM dự kiến tuyển sinh theo 4 phương thức:

- Xét tuyển thẳng (phương thức 1) theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo: 10% chỉ tiêu.

- Ưu tiên xét tuyển và xét tuyển học sinh lớp chuyên (phương thức 2): 10% - 20%.

- Xét tuyển dựa trên kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt (phương thức 3): 40% - 50%. Dự kiến hơn 30 ngành sử dụng phương thức này.

- Xét tuyển dựa trên kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (phương thức 4): 20% - 40% cho các ngành có phương thức 3 hoặc 70% - 80% cho các ngành không có phương thức 3.

- Trường cũng bổ sung kỳ thi năng khiếu dành riêng cho ngành giáo dục quốc phòng - an ninh. Phương thức xét tuyển bao gồm một môn văn hóa (từ kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt hoặc kỳ thi tốt nghiệp THPT) và hai môn thi năng khiếu.

"Điều này giúp đánh giá đúng năng lực của thí sinh và tạo điều kiện tuyển chọn những ứng viên có năng lực phù hợp đối với ngành này", ông Trung giải thích.

Bên cạnh đó, học sinh thuộc tất cả các lớp của các trường trung học trực thuộc Trường đại học Sư phạm TP.HCM sẽ được bổ sung vào diện ưu tiên xét tuyển và xét tuyển dành cho học sinh lớp chuyên.

Phân hiệu Trường đại học Sư phạm tại tỉnh Long An: dự kiến tuyển sinh 8 ngành đại học, bao gồm giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng - an ninh, sư phạm toán học, sư phạm ngữ văn, sư phạm tiếng Anh, sư phạm lịch sử - địa lý và 1 ngành cao đẳng là giáo dục mầm non.

Trong đó có 2 ngành mới so với năm 2024 là giáo dục quốc phòng - an ninh, sư phạm lịch sử - địa lý.

Phân hiệu Trường đại học Sư phạm TP.HCM tại tỉnh Gia Lai: trường dự kiến tuyển sinh 3 ngành đại học là giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, sư phạm khoa học tự nhiên, và 1 ngành cao đẳng là giáo dục mầm non.

Chỉ tiêu Đại học Sư phạm TPHCM 2024 là bao nhiêu?

Dưới đây là chỉ tiêu Đại học Sư phạm TPHCM 2024 như sau:

Phương thức xét tuyển Đại học Sư phạm TPHCM 2024 như thế nào?

Ngày 01/5/2024, Đại học Sư phạm TPHCM công bố Chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến đối với từng ngành với 7 phương thức sau:

Mã phương thức 100: Xét tuyển sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT

Mã phương thức 200: Xét tuyển sử dụng kết quả học tập THPT

Mã phương thức 301: Xét tuyển thẳng

Mã phương thức 303: Ưu tiên xét tuyển và xét tuyển thí sinh là học sinh lớp chuyên

Mã phương thức 401: Xét tuyển sử dụng kết quả học tập THPT kết hợp thi đánh giá năng lực chuyên biệt

Mã phương thức 405: Xét tuyển sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT kết hợp thi tuyển môn năng khiếu

Mã phương thức 406: Xét tuyển sử dụng kết quả học tập THPT kết hợp thi tuyển môn năng khiếu

Chỉ tiêu Đại học Sư phạm TPHCM 2024 là bao nhiêu? Phương thức xét tuyển Đại học Sư phạm TPHCM 2024 như thế nào? (Hình từ Internet)

Quy định về phương thức tuyển sinh đại học 2024 như thế nào?

Căn cứ tại Điều 6 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT, quy định phương thức tuyển sinh đại học 2024 bao gồm các nội dung sau:

(1) Các trường đại học quyết định một hoặc một số phương thức tuyển sinh (thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển với xét tuyển), áp dụng chung cho cả cơ sở đào tạo hoặc áp dụng riêng cho một số chương trình, ngành, lĩnh vực và hình thức đào tạo. Một chương trình, ngành đào tạo có thể sử dụng đồng thời một số phương thức tuyển sinh.

(2) Mỗi phương thức tuyển sinh phải quy định rõ các tiêu chí đánh giá, xét tuyển và cách thức sử dụng kết hợp các tiêu chí để phân loại, xếp hạng và xác định điều kiện trúng tuyển đối với thí sinh theo yêu cầu của chương trình, ngành đào tạo. Tiêu chí đánh giá, xét tuyển phải dựa trên yêu cầu về kiến thức nền tảng và năng lực cốt lõi mà thí sinh cần có để theo học chương trình, ngành đào tạo.

(3) Đối với phương thức tuyển sinh dựa trên kết quả học tập, kết quả thi theo từng môn (bao gồm điểm tổng kết các môn học cấp THPT, điểm thi các môn tốt nghiệp THPT và các kết quả đánh giá khác):

- Tổ hợp môn dùng để xét tuyển bao gồm ít nhất 3 môn phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của chương trình đào tạo (có thể tính hệ số cho từng môn), trong đó có môn toán hoặc ngữ văn.

- Một ngành, một chương trình đào tạo có thể sử dụng đồng thời một số tổ hợp môn, trong đó có thể quy định điểm chênh lệch giữa các tổ hợp khi xác định điều kiện trúng tuyển.

- Không sử dụng quá 4 tổ hợp xét tuyển cho một ngành, một chương trình đào tạo (trừ trường hợp các tổ hợp môn chỉ khác nhau ở môn ngoại ngữ).

(4) Đối với một ngành, chương trình đào tạo có chỉ tiêu riêng cho từng phương thức xét tuyển hoặc tổ hợp xét tuyển:

- Việc phân bổ chỉ tiêu giữa các phương thức, tổ hợp xét tuyển phải có căn cứ hợp lý; không gây mất công bằng cho các thí sinh chọn phương thức, tổ hợp xét tuyển khác nhau.

- Việc thay đổi, bổ sung phương thức hoặc tổ hợp xét tuyển phải có căn cứ và lộ trình hợp lý; không làm tỉ lệ phân bổ chỉ tiêu của một phương thức, tổ hợp đã sử dụng trong năm trước giảm quá 30% (trong cơ cấu chỉ tiêu của ngành, chương trình đào tạo) trừ trường hợp việc thay đổi, bổ sung đó đã được công bố trước thời điểm mở đăng ký dự tuyển ít nhất 1 năm.

(5) Cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm giải trình về căn cứ khoa học và thực tiễn trong xác định phương thức tuyển sinh, phương thức xét tuyển, tổ hợp xét tuyển và phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh; trong đó có dựa trên phân tích, đánh giá và đối sánh kết quả học tập của sinh viên trúng tuyển hàng năm.