Để bảo lãnh vợ sang Nhật, bạn cần chuẩn bị các tài liệu bảo lãnh theo đúng quy định do ĐSQ hoặc LSQ Nhật Bản yêu cầu. Theo cập nhật mới nhất, hồ sơ bảo lãnh vợ con sang Nhật phải có giấy chứng minh mối quan hệ là Đăng ký kết hôn của bố/mẹ và Giấy khai sinh của con.
Để bảo lãnh vợ sang Nhật, bạn cần chuẩn bị các tài liệu bảo lãnh theo đúng quy định do ĐSQ hoặc LSQ Nhật Bản yêu cầu. Theo cập nhật mới nhất, hồ sơ bảo lãnh vợ con sang Nhật phải có giấy chứng minh mối quan hệ là Đăng ký kết hôn của bố/mẹ và Giấy khai sinh của con.
Thủ tục bảo lãnh vợ con sang Nhật chính là hình thức để được xin Visa đoàn tụ gia đình hay còn gọi là visa định cư theo diện bảo lãnh gia đình. Nhiều người thường hiểu nhầm visa này, bạn có thể đưa bố, mẹ hoặc anh chị em của mình sang Nhật. Tuy nhiên, trên thực tế, chỉ có vợ / chồng đã đăng ký kết hôn và có con (bao gồm cả con đẻ và con nuôi hợp pháp) có thể được bảo lãnh sang Nhật theo diện đoàn tụ gia đình này.
* Lưu ý: Visa đoàn tụ gia đình Nhật Bản cho phép người sở hữu thực hiện các hoạt động hàng ngày như đi dạo tự do trong các trường Senmon, trường ngoại ngữ và trường đại học, nhưng không được phép làm việc mà không có giấy phép lao động nếu như chưa báo cáo tình trạng cư trú cho Cục quản lý xuất nhập cảnh.
Ngược lại, những người nước ngoài đã có visa thường trú nhân có giấy phép lao động không giới hạn tại Nhật Bản và có thể làm việc mà không cần đăng ký với cục xuất nhập cảnh.
Visa đoàn tụ gia đình có thời hạn bằng với thời hạn visa của người bảo lãnh.
Các đối tượng có thể bảo lãnh vợ sang Nhật là:
– Công dân Nhật Bản: Người Nhật Bản có quyền bảo lãnh vợ hoặc chồng có quốc tịch nước ngoài sang Nhật.
– Những người có visa kỹ sư Nhật: Nếu bạn có visa kỹ sư làm việc tại Nhật Bản, bạn có quyền bảo lãnh vợ/chồng sang Nhật để cùng bạn sống và làm việc tại đây.
– Những người có visa du học: Nếu bạn là sinh viên nước ngoài đang học tập tại Nhật Bản và đáp ứng các yêu cầu liên quan, bạn có thể được phép bảo lãnh vợ/chồng sang Nhật theo diện visa thăm thân Nhật Bản ngắn hạn.
Để bảo lãnh người thân sang Nhật theo diện vợ chồng, con cái thì bạn cần đáp ứng các điều kiện cơ bản sau đây:
Người bảo lãnh vợ / chồng hoặc con sang Nhật Bản phải chứng minh được mình có đủ khả năng kinh tế để trang trải cho cuộc sống của cả gia đình đoàn tụ tại Nhật Bản.
Mặc dù không có qui định chính xác để chứng minh nguồn tài chính tại thời điểm này, nhưng thực tế là người bảo lãnh sẽ khó có được visa đoàn tụ gia đình tại Nhật Bản nếu gặp phải bất kỳ trường hợp nào sau đây:
(i) Không đóng thuế hoặc là đóng thuế chậm.
(ii) Có mức thu nhập hàng tháng dưới 18 vạn Yên.
1-. Giấy kết hôn(婚姻届受証明書) (dịch tiếng Nhật và công chứng 1 bản.)
2-. Hộ chiếu của vợ photocopy (không cần công chứng 1 bản )
3-. Giấy khai sinh (出生証明書) (đối với bảo lãnh con) (dịch tiếng Nhật và công chứng 1 bản.)
4-. Ảnh hồ sơ 3cmx4cm của vợ và con (2 tấm.) Thời gian chụp trong vòng 6 tháng gần đây. Đằng sau ảnh nên ghi tên vào.
5-. Ảnh chụp chung 2 vợ chồng (nên gửi ảnh cưới) hoặc cả gia đình (chồng, vợ và con), thư trình bày hoàn cảnh. (2 cái này thì cũng không có yêu cầu cụ thể, nhưng do nhiều trường hợp kết hôn giả để bảo lãnh nên có cài này để cục yên tâm hơn về trường hợp của mình).
6-. Giấy chứng nhận là nhân viên của công ty (在職証明書). Xin tại công ty, đóng dấu (1 bản).
7-. Bảng tổng hợp lương(年賃金台帳). Xin tại công ty, đóng dấu (1 bản).
Hàng tháng có bảng lương nhưng lên công ty xin tổng hợp lại vào A3, có ghi rõ các khoản khấu trừ như thuế thu nhập, thị dân, bảo hiểm…
8-. Giấy chứng nhận đóng thuế có 2 loại được xin tại Shiyakusho.:
– Chứng chỉ thuế 納税証明書 (1 bản.)
– Giấy chứng nhận thuế 課税証明書(1 bản.)
thì trên giấy nộp thuế ghi là 0 円.
– Chia sẻ kinh nghiệm: Để khỏi đau đầu ở mục này, các bạn cứ lên Shiyakusho bảo xin 2 giấy này, họ sẽ cho mình biết là giấy nào đã có, giấy nào ko. Sau bảo nó là cứ cấp giấy và ghi vào đó là 0円.
– Giấy tờ nộp thuế là của năm trước nên năm trước mình ở đâu thì lên Shiyakusho của vùng đó để xin, không phải Shiyakusho hiện tại đang sống nhé.
Nếu Shiyakusho cũ xa quá có thể gửi thư ghi rõ tên, ngày tháng năm sinh, mã thẻ ngoại kiều, địa chỉ cũ, muốn xin cái gì, gửi kèm tiền phí (1 tờ 300円) kèm phong bì dán tem 82円 ghi địa chỉ hiện tại để Shiyakusho họ gửi về.
Thường để trong tài khoản 1 khoản tiền khá khá (tầm 100man trở lên) rồi in ra sổ ngân hàng và copy trang đầu tiên và các trang có in sao kê tải khoản của sổ ngân hàng.
10-. Bản sao thẻ ngoại kiều (1 bản.)
12-. Giấy xác nhận cư trú (住民票) (1 bản.) xin tại shi hiện tại đang sống
13-. Phong bì loại thường có dán sẵn tem (tem 392 yên). Ghi rõ địa chỉ nhận thư của mình.
14-. Đơn xin cấp tư cách lưu trú (在留資格認定証明書交付申請書) (1 bộ gồm 3 tờ)
Trong phần tiếp theo, Nippon Travel sẽ gửi tới bạn các kinh nghiệm bảo lãnh vợ con sang Nhật:
Nếu không thành công trong việc bảo lãnh vợ sang Nhật, hãy xem xét các lựa chọn khác về visa. Bạn có thể xem xét đưa vợ sang thăm Nhật Bản theo các hình thức visa khác như: visa du lịch, thăm thân ngắn hạn, tham gia chương trình học tập, làm việc tạm thời, đầu tư hoặc kinh doanh.
2/ Xin ý kiến từ những người đã thành công
Tìm hiểu kinh nghiệm và lời khuyên từ những người đã thành công trong việc bảo lãnh vợ sang Nhật, gồm: người thân, các thành viên trong diễn đàn hoặc cộng đồng trực tuyến có chia sẻ thông tin và kinh nghiệm, giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình xin visa và cách khắc phục.
Nếu bạn cho rằng quyết định từ chối visa là không chính xác, bạn có thể gửi đơn kháng nghị tới ĐSQ hoặc LSQ Nhật Bản. Trong đơn này, bạn cần giải thích lý do tại sao bạn cho rằng quyết định từ chối là không công bằng và cung cấp bằng chứng để chứng minh điều đó.
Đơn xin tư cách lưu trú tại Nhật (COE) là một tài liệu quan trọng cần thực hiện trước khi chính thức nộp đơn xin visa lên ĐSQ hoặc LSQ. Đây là công việc của phía người bảo lãnh bên Nhật Bản, các bạn có thể tham khảo cách điền đơn xin tư cách lưu trú ngay bên dưới:
Khi bảo lãnh vợ sang Nhật, có một số lưu ý quan trọng mà bạn nên ghi nhớ:
– Đảm bảo hiểu và đáp ứng tất cả các yêu cầu trước khi tiến hành thủ tục bảo lãnh.
– Đảm bảo có tất cả các giấy tờ cần thiết, không bỏ sót hoặc để trống bất cứ mục nào và thông tin chính xác 100%.
– Sau khi có COE nên nộp hồ sơ xin visa trước khoảng 1 tháng trước ngày dự kiến nhập cảnh Nhật Bản.
– Tuân thủ tất cả các quy định và điều kiện liên quan đến tư cách lưu trú, xuất nhập cảnh của Chính phủ Nhật Bản.
– Nếu bạn gặp bất kỳ câu hỏi nào về quy định hoặc quy trình bảo lãnh vợ sang Nhật, hãy liên hệ với Công ty ủy thác để được hỗ trợ về dịch vụ xin visa Nhật.
Lưu ý tất cả các hồ sơ giấy tờ trên cần chuẩn bị trong vòng 3 tháng đến thời điểm nộp. Sau khi chuẩn bị xong, bạn màng tất cả hồ sơ nộp tại cục xuất nhập cảnh gần nhà.
Nơi nộp: 1.Hà Nội: Địa chỉ: 27 Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam. Điện thoại: 024-3846-3000 2.TPHCM: 261 Điện Biên Phủ, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh Tel: +84-28-3933-3510 3.Đại lý ủy thác xin visa Nhật Bản. Xem danh sách tại đây.
Nếu hồ sơ đầy đủ hợp lệ thì nhanh từ khoảng 2-3 tuần, chậm thì từ 1 – 3 tháng. Bạn yên tâm nếu có thiếu xót cũng sẽ đơn trả lời gửi về.
Đánh Giá Bài Viết Bạn Nhé Để Giúp Chúng Tôi Hiểu Bạn Hơn