An average score based on video view consistency, subscriber/views ratio, upload frequency, engagement rates, and channel growth.
An average score based on video view consistency, subscriber/views ratio, upload frequency, engagement rates, and channel growth.
Vào năm 1971, Hòa thượng Thích Tâm Giác đã mua 12 hecta đất tại xã Tân Thới Hiệp, tổng Bình Thạnh Trung, tỉnh Gia Định (quận 12 ngày nay) để dựng xây tu viện và nghĩa trang Vĩnh Nghiêm. Hiện nay, tổng diện tích của ngôi chùa là 17.000m2. Do phần lớn đất đã hiến cho chính quyền địa phương mở mang trường học và làm rộng đường đi.
Lúc bấy giờ, thời kỳ chiến tranh khắc nghiệt chưa đủ duyên lành để thực hiện ước muốn. Sau ngày hòa bình tái lập. Với mong ước gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống. Thượng tọa Thích Thanh Phong (trụ trì đời thứ ba) và Thượng tọa Thích Giác Dũng (trụ trì hiện tại) đã thống nhất xây dựng một ngôi tự viện mang đậm nét lối kiến trúc Đại Việt. Nhằm đáp đền ân sư của tiền bối, nhiều năm vận động thủ tục và tài chính. Lành thay đã được các cấp hữu quan chấp thuận và hỗ trợ xây dựng tu viện.
Ngày 26/9/2009 đã khởi công xây dựng. Dưới sự chứng minh của chư tôn giáo phẩm Trung ương, Thành hội và các ban ngành tại thành phố lẫn địa phương. Bên cạnh đó, còn có chư Tăng Ni, Phật tử một số quận huyện tỉnh thành gần xa cũng về tham dự. Đặc biệt hơn, một số Phật tử các tỉnh phía Bắc vào và đại diện Phật giáo từ Cộng Hoà Séc cũng có mặt. Và có cả cụ bà là thân mẫu của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Lượng người rất đông là trên 500 người.
Tu viện Vĩnh Nghiêm được hình thành theo phong cách kiến trúc chùa truyền thống, cổ kính của vùng đồng bằng sông Hồng. Sau hơn 10 năm nộp đơn xin phép với đủ các loại thủ tục. Tu viện Vĩnh Nghiêm được chính thức khánh thành vào tháng 12/2020.
Bên cạnh là một nơi tâm linh cho các tín đồ Phật tử đến lễ bái, công quả. Tu viện Vĩnh Nghiêm còn là cơ sở thứ 3 của Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh. Từ lúc nơi đây được khánh thành, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, cúng vái.
Tu viện Vĩnh Nghiêm cách xa trung tâm Sài Gòn khoảng 15km. Nằm một vị trí ngoại thành, cách xa với trong trung tâm. Nhưng đường đi cũng khá dễ dàng, một vài hướng dẫn như sau:
Từ trung tâm Sài Gòn, bạn đi theo hướng Tây Bắc, hướng từ Trường Chinh về Phan Huy Ích. Đến vòng xuyến, bạn đi theo lối vào Xa lộ Hà Nội tới Thủ Đức. Tiếp tục đi khoảng 4,3km nữa. Bạn tiếp tục rẽ trái vào đường Lê Văn Khương. Và đi thêm 1,4km, bạn rẽ trái vào đường HT31. Tại đây, bạn đi thêm khoảng 300m nữa sẽ thấy tu viện Vĩnh Nghiêm nằm bên phía tay trái. Để thuận tiện trong việc di chuyển, bạn nên dùng sự hỗ trợ của Google Maps
Hoặc bạn có thể di chuyển đến đây bằng xe bus. Các tuyến xe bus có thể đến Tu viện Vĩnh Nghiêm như xe bus số 36,62,48,146 và 78. Các tuyến xe đều dừng lại ở trạm gần chùa và đi bộ vào một khoảng cũng không quá xa.
Bạn có thể di chuyển bằng xe máy tự túc. Tu viện có bãi giữ xe máy miễn phí kế bên rộng rãi, thoáng đạt. Ngoài ra bạn có thể đến bằng các phương tiện công cộng khác như grab, taxi,...
Tu viện Vĩnh Nghiêm là một trong những ngôi chùa đẹp nhất tại quận 12, thành phố Hồ Chí Minh. Bởi được xây dựng theo lối kiến trúc thuần Việt. Mang đậm nét bình dị và đơn giản của dân tộc Việt Nam. Những chi tiết cụ thể về hình ảnh bình dị đó là mái ngói đỏ âm đương, được lợp một cách kĩ càng và tinh tế .
Tu viện Vĩnh Nghiêm gồm có các công trình như Chánh điện, Tổ đường, Giảng đường, Trai đường, Tăng xá, một khu tháp Tổ khai sơn, tháp Chuông, tháp Quan Âm… Toàn bộ tu viện được thiết kế và thi công bởi chính người dân Việt Nam. Tạo nên một công trình hoàn toàn thuần Việt đặc sắc. Trên các bức tường đá hay vách gỗ của tu viện được khắc họa những hoa văn rất kĩ càng, tỉ mỉ. Hay họa tiết truyền thống như mai, lan, cúc và tứ linh - 4 linh vật gồm long, lân, quy, phụng.
Ngoài ra, trên các lan can đá bậc thang của tu viện được khắc họa các hình ảnh, câu ca dao rất hay. Nhằm giúp cho việc tu tâm dưỡng tính, nhắc nhở chúng ta những đạo lý làm người cao đẹp.
Khi vào trong chánh điện (Phật điện). Bạn sẽ nhìn thấy được sự uy nghi, tinh tế của tu viện với sắc vàng bao phủ từ các bức tượng Phật cho các cổng vòm. Cùng với đó là các bức hoành phi, câu đối được điêu khắc trên những cái cột lớn trong điện. Không chỉ để trang trí mà bên cạnh đó còn giúp cho Phật tử hay du khách được chiêm nghiệm về ý nghĩa của nó.
Khuôn viên nơi đây tràn ngập sắc xanh của cây lá. Từ những cây thông cao vút, hoa giấy dịu dàng đến những cây phượng vĩ rực rỡ. Cùng tiếng gió của những lá cây xào xạc, êm nhẹ. Tiếng chim hót líu lo hòa quyện với nhau vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, thơ mộng. Tô điểm thêm cho khuôn viên tu viện một vẻ đẹp thanh bình, yên tĩnh. Mang đến cho người ta cảm giác thư thái, giải tỏa những áp lực căng thẳng sau những buồn phiền trong cuộc sống.
Đặc biệt, hai bên chánh điện tu viện còn được thiết kế hồ cá Koi mang nhiều màu sắc sặc sỡ. Việc nuôi những chú cá Koi vừa mang đến vẻ đẹp cho tu viện. Mà cò là lời cầu chúc đến Phật tử và du khách. Vì đây là loài cá mang ý nghĩa của sự may mắn. Thể hiện cho sự nghị lực, kiên định với mong ước của bản thân.
Tu viện Vĩnh Nghiêm tọa lạc tại một mảnh đất rộng lớn, thanh tịnh. Tại đường HT 31, phường Hiệp Thành, quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.
Tu viện Vĩnh Nghiêm có các khung giờ mở và đóng cửa như sau:
Du khách không phải trả tiền để vào tham quan Tu viện Vĩnh Nghiêm. Sẽ được hoàn toàn miễn phí. Vì thế, nếu du khách muốn có một chuyến du lịch tiết kiệm mà yên bình hơn thì Tu viện Vĩnh Nghiêm là điểm đến hoàn hảo và tuyệt vời.
Khi tới tham quan tu viện Vĩnh Nghiêm. Có một số lưu ý mà du khách cần quan tâm để có chuyến hành trình hoàn hảo nhất:
Có nhiều nơi để lựa chọn tham quan, tu viện Vĩnh Nghiêm cũng là chọn lựa tuyệt vời nhất để bạn có thể đến tham quan. Cũng như có chỗ nương tựa những buồn phiền, vấp ngã hay tiếp thêm động lực sức sống trên hành trình phía trước. Không những địa điểm du lịch tâm linh mà còn là một phần không thể thiếu của văn hóa và lịch sử Việt Nam. Với kiến trúc độc đáo và đóng góp to lớn cho cộng đồng về mặt tinh thần cũng như vật chất. Một điểm đến tuyệt vời bạn có thể đến vào cuối tuần hay các dịp Lễ của Phật giáo.
Tu viện Khánh An là một ngôi chùa bề thế nằm ở quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, nơi đây được gọi là tu viện vì muốn nói giảm thiểu đi sắc màu của tín ngưỡng, tôn giáo.[1] Tu viện Khánh An là nơi thường xuyên tổ chức các khóa tu, khóa thiền, thiền tứ niệm xứ và nhận được sự quan tâm của đông đảo chư tăng, phật tử.[2] Đây là nơi thu hút người dân tới chiêm bái, lễ chùa, nhiều người trẻ tìm tới tham dự các khóa tu ngắn ngày, nghe thuyết pháp.[3] Tu viện Khánh An gắn liền với các sự kiện lịch sử trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp của quân và dân An Phú Đông quận 12. Chùa được công nhận là di tích lịch sử cấp Thành phố. Với ý nghĩa là cơ sở cách mạng, nơi ghi dấu nhiều sự kiện quan trọng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp của quân và dân An Phú Đông, quận 12, cùng kiến trúc độc đáo. Chùa Khánh An đã được Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh công nhận là Di tích lịch sử cấp Thành phố vào ngày 27/7/2007 theo quyết định Số 3269/QĐ-UBND.[4] Tu viện Khánh An là một trong những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo với lối kiến trúc chùa Nhật Bản nhưng thực tế thì tu viện được xây dựng hoàn toàn theo phong cách chùa chiền cổ xưa của người Việt.[5]
Tu viện Khánh An (phường An Phú Đông, quận 12, Thành phố HCM) ban đầu là ngôi chùa nhỏ do Tổ sư Trí Hiền (thầy Năm Phận)[6] xây dựng năm 1905. Thời điểm ấy, ông Biện Lục hiến tặng một thửa đất khoảng 4 hécta cho sư Trí Hiền để xây dựng chùa Khánh An. Vì vậy nhân dân địa phương thường gọi chùa Khánh An là “chùa thầy Phận” hay “chùa thầy Năm Phận".[6] Chùa Khánh An khi ấy chỉ là ngôi chùa nhỏ nằm giữa hai làng An Lộc Đông và Hanh Phú (sau này là An Phú Đông) từng là nơi tập hợp nhiều chiến sĩ yêu nước tham gia chống Pháp.[7]
Tháng 7 năm 1939 Chi bộ Đảng đầu tiên của vùng An Lộc Đông được thành lập tại chùa Khánh An. Năm 1940, hai thôn An Lộc Đồng và Hanh Phú sáp nhập thành An Phú Đông. Chi bộ An Phú Đông lúc này có khoảng 20 đảng viên. Thầy Năm Phận - trụ trì chùa Khánh An cũng gia nhập tổ chức Đảng.[6] Dưới sự lãnh dạo của Chi bộ Đảng An Lộc Đông, từ năm 1939 phong trào cách mạng vùng An Lộc Đông phát triển ngày càng mạnh mẽ với nhiều hình thức như: tổ chức mit-tinh đòi giảm sưu giảm thuế, chống bắt thanh niên Việt Nam đi lính làm bia đỡ đạn cho Pháp.... Trước khí thế đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng, tháng 7 năm 1940, Xứ ủy Nam Kỷ họp mở rộng quyết định chuẩn bị khởi nghĩa. Các Ban khởi nghĩa được thành lập.
Tỉnh úy Gia Định cử Nguyễn Văn Tiến (tức Mười Tiến - tỉnh ủy viên tính Gia Định) lãnh dạo Ban khởi nghĩa tại tổng Bình Trị Thượng. Nhận được chỉ đạo của cấp trên, các thành viên trong Chi bộ An Phú Đông trong đó có thầy Thích Trí Hiền đã tích cực tổ chức nhiều hoạt động nhằm chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa. Khi khởi nghĩa Nam Kỳ thất bại, một số thành viên của Chi bộ An Phú Đông phụ trách tấn công bót Vườn Tiêu Tân Sơn Nhất, bót ngã năm Vĩnh Lộc bị bắt, trong đó có thầy Thích Trí Thiện, Thầy Thiện bị giam cầm khoảng 1 năm. Mặc dù đã sử dụng những hình thức tra tắn đã man nhưng thực dân Pháp không thê khai thác được thông tin gì nên chúng buộc phải trả tự do cho thầy. Nhưng do bị thương tích nặng vì tra tấn, năm 1942 Thượng tọa Thích Trị Thiện đã qua đời.
Sau khi thầy trụ trì tạ thế, chùa Khánh An vẫn tiếp tục trở thành cơ sở bí mật của phong trào cách mạng. Tháng 3 năm 1945, Mười Lụa vượt ngục trở về An Phú Đông đã đến chùa Khánh An đề ẩn náu. Từ đây, ông bắt liên lạc với Phạm Văn Khải (tức Bảy Khái) Bí thư Chỉ bộ xã Quới Xuân để củng cố lại Chi bộ An Phú Đông.[7] Sau ngày Nam Bộ kháng chiến, tháng 11 năm 1945. lực lượng quân sự và các cơ quan của tỉnh Gia Định đang đóng tại Gò Vấp rút về An Phú Đông. Ngày 25/12/1945 Ủy ban kháng chiến tỉnh Gia Định quyết định xây dựng căn cứ An Phú Đồng trên địa bàn hai xã An Phú Đông và Thạnh Lộc. Chùa Khánh An năm trong căn cứ An Phú Đông và là một cơ sở của lực lượng kháng chiến, chùa Khánh An còn nơi Tiểu đội 17 Vệ quốc đoàn tiễn hành sản xuất các loại vũ khí thô sơ như súng mút, mìn ve chai, lựu đạn... để phục vụ kháng chiến.[6]
Ban đầu chùa Khánh An chỉ là ngôi chùa nhỏ, là nơi tập hợp của nhiều chiến sỹ yêu nước, cũng chính vì thế, ngôi chùa cũng đã nhiều lần bị thực dân Pháp tấn công, tàn phá. Mãi đến năm 2006, ngôi chùa mới được tồn tạo lại và được xây dựng hoàn thiện bề thế như bây giờ.[8] Tu viện Khánh An mang phong cách của Phật giáo Bắc Tông, đậm nét kiến trúc Á đông. Chánh điện mang tên Phật đường tỉnh thức với kết cấu chính từ gỗ, là nơi tụng kinh, toạ thiền của chư tăng, phật tử. Màu sắc của tu viện có 3 gam màu chủ đạo là nâu gỗ, màu trắng của vôi và màu vàng của những hoa văn trang trí.[8] Quanh khuôn viên là những chiếc đèn làm bằng gỗ, dán giấy hình lục giác thường thấy trong các lễ hội hoặc ở lối đi cổng đền chùa của Nhật Bản. Trên nóc của nhà tăng và khách đường là tòa tháp với màu đỏ và mái ngói ít hình rồng phượng. Điểm nhấn là phần chóp tháp màu vàng cao vút trên nền trời, kiến trúc thường thấy trong đền chùa Nhật Bản.[7]
Nhìn từ xa, Tu viện Khánh An nổi bật với tông màu đỏ bắt mắt và phong cách kiến trúc ấn tượng. Trên mạng xã hội, nhiều cái tên mỹ miều được đặt cho tu viện Khánh An như Nhật Bản thu nhỏ giữa đất Sài Gòn, ngôi chùa mang phong cách xứ Phù Tang, tuy vậy, đại diện tu viện Khánh An cho biết, nhiều người vẫn nhầm tưởng rằng tu viện Khánh An xây dựng theo lối kiến trúc của Nhật Bản nhưng, tu viện được xây dựng hoàn toàn theo phong cách chùa chiền cổ xưa của người Việt, gam màu hiện hữu cũng rất thân thuộc với người Việt, ví dụ như màu đỏ từ gạch - đất, màu xám từ khói, màu trắng từ vôi, tu viện Khánh An cũng không có những hình tượng rồng, phượng hoặc các họa tiết trang trí màu sắc sặc sỡ như nhiều ngôi chùa khác ở phương Nam vì đây là nét văn hóa cung đình Việt.[9] Dấu ấn của tu viện đó chính là màu xanh của cây cối. Kiến trúc ở đây không có rồng, không có phượng cũng không có những con linh thú.[10]
Kính mời quý Phật tử và bạn đọc nghe và tải về Sách: “THIỀN CĂN BẢN“, Trưởng lão Thích Thông Lạc – NXB Tôn Giáo – 2014.
(Để tải về sách nói, quý vị nhấp chuột vào nút ở cuối bên phải tên mỗi bài trong danh sách phát hoặc tải về toàn bộ từ Google Drive: Tải về.)
Quý vị vui lòng nhấn vào nút () phía bên phải của trình phát Player, để mở rộng hoặc thu gọn danh sách phát.
Nghe Sách nói phân đoạn theo Mục lục sách:
1. Đọc sách file pdf (bản gốc của TVCN):
https://thuvienchonnhu.net/sach/thien-can-ban
2. Đọc sách file pdf (bản in của NXB Tôn Giáo):
3. Thống kê thay đổi giữa bản gốc của TVCN với bản in của NXB Tôn Giáo: